Grab

Buổi thưởng lãm chị Phú Thị Mỹ Xinh làm gốm Chăm, nhân dịp đội văn nghệ dân gian Chăm đến từ Hợp tác thong ke loto mb

【thong ke loto mb】Giấc mơ gốm của chị Xinh

Buổi thưởng lãm chị Phú Thị Mỹ Xinh làm gốm Chăm,ấcmơgốmcủachịthong ke loto mb nhân dịp đội văn nghệ dân gian Chăm đến từ Hợp tác xã Sản xuất, thương mại và dịch vụ gốm Bàu Trúc (tỉnh Ninh Thuận) về Bình Định trình diễn, đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng.

Giấc mơ gốm của chị Xinh - Ảnh 1.
Giấc mơ gốm của chị Xinh - Ảnh 2.

Nghệ nhân Phú Thị Mỹ Xinh trình diễn làm gốm Chăm tại Tháp Bánh Ít (TP.Quy Nhơn, Bình Định)

Trong không gian tháp cổ, trong tiếng kèn Saranai, trống Paranưng…, chị Xinh đặt hết tâm hồn mình vào khối đất sét, vào đôi bàn tay, như một nghệ sĩ xiếc tài ba, chị vừa xoay người vừa chỉnh đôi bàn tay của mình, rồi thoáng một điệu nhạc vang lên, khối đất sét trong tay chị đã biến thành một chiếc bình xinh xắn.

Giấc mơ gốm của chị Xinh - Ảnh 3.
Giấc mơ gốm của chị Xinh - Ảnh 4.

Chị Xinh sử dụng các vật dụng đơn sơ từ cành cây, vỏ sò... để vẽ hoa văn, trang trí lên các sản phẩm gốm mình làm ra

Chị Phú Thị Mỹ Xinh (48 tuổi, quê ở làng gốm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) sinh ra trong một gia đình có 7 chị em gái, chị là con gái thứ 3 và là người thạo nghề làm gốm nhất trong các chị em. Trong đội văn nghệ dân gian Chăm của làng Bàu Trúc còn có em gái của chị là Dan My múa rất đẹp. Về chị gái mình, Dan My cho biết: "Chị Xinh mới tập làm mà làm quá đẹp luôn, mình rất hãnh diện về tay nghề của chị gái mình".

Giấc mơ gốm của chị Xinh - Ảnh 5.
Giấc mơ gốm của chị Xinh - Ảnh 6.

Mỗi sản phẩm làm ra là độc bản

Chị Mỹ Xinh kể lại, từ một giấc mơ, chị thấy những bình gốm đang nhảy múa quanh mình mà chị đã tự mình học làm gốm. Ngay những phôi gốm đầu tiên chị làm ra đã khiến mọi người ngạc nhiên. Sau đó, được sự ủng hộ và động viên của chồng, chị Xinh đã gắn bó với "công việc đến từ trong mơ" này, trở thành một nghệ nhân thành thục, tự tin biểu diễn nghệ thuật làm gốm cũng như gìn giữ nghề truyền thống làm gốm của dân tộc mình.

Giấc mơ gốm của chị Xinh - Ảnh 7.

Các cô gái làng Gốm Bàu Trúc trong điệu múa Bến nướcvới những chiếc bình gốm

Điều đặc biệt ở "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" là cách làm gốm bằng tay và không bàn xoay, không lò nung. Và theo tôi, còn có sự độc đáo nữa là cách các nghệ nhân sử dụng những vật dụng đơn sơ từ chiếc lá, cành cây, vỏ sò, vỏ ốc để vẽ hoa văn, trang trí lên các sản phẩm gốm mình làm ra, gửi gắm tình cảm của mình vào từng sản phẩm và do đó, mỗi tác phẩm là độc bản.

 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap